Kaigo là gì? Nghề Kaigo tại Nhật Bản Vất vả cớ sao vẫn nhiều bạn chọn?
Với sự già hóa và thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, Nhật Bản đặt mục tiêu sẽ tuyển dụng hơn 10.000 Kaigo – Chăm sóc người cao tuổi và tạo nhiều điều kiện tốt cho người lao động. Dù có nhiều than vãn nghề Kaigo vất vả khi phải chăm sóc, hỗ trợ cho người già, người tàn tật trong sinh hoạt hằng ngày nhưng số lượng các bạn trẻ đăng ký ngành nghề này (cả du học lẫn thực tập sinh) vẫn không ngừng gia tăng.
CÔNG VIỆC NÀO MÀ KHÔNG CÓ KHÓ KHĂN, NGHỀ KAIGO CŨNG VẬY!
Với bạn, định nghĩa sự khó khăn là gì? Là một thực tập sinh ngành xây dựng phải ngồi trên ô tô vài tiếng đồng hồ mới đến chỗ làm, đội cái nắng đến 40 độ nơi công trường; phải vác sắt trong cái lạnh âm độ như đơn giàn giáo; là khom mình trong nhà kính để trồng rau như nông nghiệp, bịt kín mít người như đơn thực phẩm, hay với Kaigo (hộ lý) hàng ngày phải thay bỉm, vệ sinh cho các cụ già Nhật Bản,…
Chúng ta thường ở ngoài và nghe những lời than vãn về sự khó khăn trong công việc của ai đó và cũng so sánh khập khiễng như: “Tôi thà được thay bỉm cho các cụ già còn hơn phải lăn lộn ngoài công trường quanh năm suốt tháng, lương Kaigo vừa cao hơn lại nhàn hạ”. Tuy nhiên, trên đời này đã là lao động chân chính thì nghề nào cũng có những vất vả riêng, người bi quan thì chịu không nổi thế là bỏ cuộc, người tích cực thì tìm cách tháo gỡ, học dần để thích nghi tốt hơn. Chính vì thế, cứ cho rằng nghề Kaigo là bẩn, là vất vả nhưng với những ai chịu đựng được, gạt qua những khó khăn ấy cũng đã có một tấm lòng đầy nhân ái và đáng được tôn trọng rồi.
Đặc biệt với những người gắn bó với nghề Kaigo, họ còn xem đây là ngành nghề nhàn hạ nhất trong tất cả các công việc khác tại Nhật Bản khi quanh năm suốt tháng làm trong môi trường “mưa không tới mặt, nắng không tới đầu”, lại trở thành những người luôn mang sự yên tâm, niềm vui cho người khác.
ĐƯỢC NHIỀU HƠN MẤT!
Bên cạnh ý nghĩa nhân văn, ngành nghề Kaigo tại Nhật còn mang lại nhiều lợi ích tốt về kinh tế. Hơn hết, với mức lương cơ bản gần 34 triệu/tháng cũng có thể xem đây là công việc có mức lương nhỉnh hơn so với những ngành nghề khác và còn được hỗ trợ về đi lại, chỗ ở.
BẢNG SO SÁNH LƯƠNG tham khảo:
Đặc biệt, con đường làm việc trong tương lai cũng sẽ rộng mở hơn khi tham gia chương trình kỹ năng đặc định 5 năm hay dùng những kinh nghiệm, chuyên môn, tài chính đã tích lũy được trở về Việt Nam xin việc trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe; tự mở trung tâm hoặc làm việc tự do liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, người tàn tật.
Trong khi đó, tại Việt Nam, các bạn trẻ tốt nghiệp chuyên ngành Hộ lý hay Điều dưỡng ra trường thất nghiệp cũng không ít hoặc làm việc chỉ có được mức lương từ 5-7 triệu trừ các khoản chi tiêu, ăn uống khó mà dư dả, con đường thăng tiến cũng khá mịt mờ.
Tất nhiên, ở mọi sự so sánh đều có chút khập khiễng và tùy vào quan điểm của mỗi người, nhưng rõ ràng ngành nghề Hộ lý tại Nhật có chút vất vả, nhưng đổi lại bạn có được kinh tế, được rèn luyện tiếng Nhật, được đi đó đi đây khi còn trẻ,… Và để đạt được những thứ đó bạn phải đánh đổi bằng sức lao động, phải xa quê hương, nhớ gia đình... Chỉ có bạn là biết được mình có nên hay không nên chọn con đường này.
FUTUREJP JAPAN
〒245-0016 神奈川県横浜市泉区和泉町 7326-9
Director: Hideyuki Takahashi
Tel: 045-517-7971
Email : fjp@futurejp.co.jp
Inbox chat: Messenger
Fanpage: TokuteiGinoKanto
Home: https://futurejp.co.jp